Đa phần theo quan điểm CEO muốn níu kéo nhân sự thì phải trả tiền cao, nhưng lại vô tìnhđang “đốt tiền” khi trả lương cho nhân viên mà không biết!
Đa số các CEO nói: Cần trả lương cao hơn giá trị thực tế mà nhân sự mang lại”
Câu hỏi đặt ra: khi chi trả 10 triệu lương cho 1 nhân sự nhưng thực tế chỉ thu về giá trị tương đương 3 triệu. Vậy 7 triệu còn lại đi đâu?
- 2 triệu lãng phí vào việc không mang lại hiệu quả: Nhân viên ngồi chờ sếp chỉ đạo, hoặc làm những công việc không thực sự quan trọng cho mục tiêu chung, khiến hiệu suất tụt giảm. Đó là lúc tiền của bạn đang bị “chôn” mà không sinh ra giá trị.
- 2 triệu lãng phí do sự thiếu định hướng: Nhân viên không được chỉ dẫn đúng hướng mà phải “tự bơi”, dẫn đến việc thực hiện những quyết định sai lầm. Mỗi lần như vậy là một lần bạn bị “mất tiền oan”.
- 2 triệu tiếp theo lãng phí vào xung đột nội bộ: Những tranh cãi, bất đồng mà không đi đến đâu. Thay vì tập trung vào giải pháp, doanh nghiệp lại phải gánh thêm gánh nặng từ các cuộc chiến nội bộ.
- 1 triệu dành cho những thời điểm tinh thần sa sút: Nhân viên thiếu động lực, không được ghi nhận xứng đáng và không cảm nhận được giá trị của bản thân trong công ty. Từ đó, họ dần trở nên mất phương hướng và tự hỏi liệu mình có nên tiếp tục ở lại hay không.
- Chưa kể đến việc tuyển dụng hoặc trao quyền sai người, đặt nhân viên vào những vị trí không phù hợp. Đây chính là nguyên nhân khiến tiền lương bạn chi ra không sinh lời, thậm chí còn gây lỗ lớn cho doanh nghiệp.
Thay vì chỉ nhìn vào con số lương cuối tháng, hãy nhìn sâu hơn vào giá trị thực mà mỗi nhân viên mang lại. Một cơ chế đãi ngộ thông minh có thể giúp bạn biến 10 triệu tiền lương trả cho nhân viên tạo thành giá trị tương xứng 20 – 30 triệu, hoặc hơn thế nữa. Hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể sử dụng “đòn bẩy đãi ngộ” để biến 1 nhân sự bình thường trở nên phi thường.
St